Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023

Huyện Krông Nô tập trung mũi nhọn vào du lịch

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Nô lần VIII, nhiệm kỳ 2020- 2025 xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cần quan tâm đầu tư, phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm: Các điểm cắm trại ở Bắc Ninh cực hot hút hồn giới trẻ

Sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch

Nói đến du lịch Krông Nô không thể không nói đến Cụm thác Đ’ray Sáp - Gia Long nổi tiếng cùng với hệ thống hang động độc đáo dài và rộng bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Qua kết quả khảo sát của các nhà khoa học, hệ thống hang động núi lửa Krông Nô có gần 100 hang động lớn nhỏ, trong đó có 20 hang được đo, vẽ, khảo sát. Các hang động phát hiện đều có nguồn gốc nguyên sinh, được tạo thành gắn liền với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Blúk thuộc xã Buôn Choáh. Theo các nhà khoa học Nhật Bản, loại hang núi lửa khu vực này thuộc dạng hiếm trên thế giới, với những vệt hoa văn tự nhiên rất đẹp trên các thành hang... Đặc biệt, quần thể hang này lại nối liền với quần thể thác lớn trên sông Sêrêpốk, rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Đồng bào các dân tộc huyện Krông Nô còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống

Bên cạnh đó, Krông Nô còn sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp, thú vị khác như hồ Ea Snô, xã Đắk Drô với 80 ha mặt nước trong xanh và hữu tình; thác Len Gun, xã Đức Xuyên nằm trong Khu du lịch sinh thái văn hóa, lịch sử Nâm Nung; Khu du lịch sinh thái hồ thủy điện Buôn Tua Srah, xã Quảng Phú có diện tích mặt hồ 130 ha. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Krông Nô còn có các điểm di tích phục vụ du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng như: Khu di tích lịch sử B4 - Liên tỉnh IV, xã Nâm Nung; Khu di tích lịch sử lưu niệm N’Trang Gưh, xã Buôn Choáh.

Ngoài ra, huyện Krông Nô còn là nơi sinh sống của 23 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa, lễ hội riêng, đặc sắc. Đây là cơ sở để xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống thú vị, hấp dẫn du khách…

Gắn bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Krông Nô lần VIII về phát triển du lịch, Krông Nô triển khai nhiều kế hoạch, chương trình về bảo tồn các di sản văn hóa và phát triển du lịch. Địa phương đã khôi phục được một số lễ hội dân gian của các dân tộc như Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng; Tăm Blang M’prang Bon của người M'nông; Cấp sắc của người Dao... Huyện đã xây dựng Đề án “Sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch homestay, kết hợp với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" trên địa bàn huyện Krông Nô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” để thu hút du lịch. Từ đó, góp phần gia tăng giá trị và đẩy mạnh hoạt động du lịch cộng đồng, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

Krông Nô xây dựng mỗi xã một sản phẩm đặc trưng để phục vụ du lịch

Đặc biệt, huyện Krông Nô đã lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế này của địa phương. Nhiều tuyến đường không chỉ giữ vai trò “huyết mạch” giao thông mà còn tạo động lực cho ngành du lịch của huyện phát triển. Theo ông Nguyễn Xuân Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, để nghị quyết của Đảng bộ huyện về phát triển du lịch đi vào thực tiễn, Krông Nô tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tiềm năng, định hướng phát triển du lịch trong phát triển kinh tế của địa phương… Huyện tích cực tìm nguồn vốn đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển du lịch; khuyến khích người dân, doanh nghiệp xây dựng các công trình phụ trợ như nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống. Việc xây dựng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch để tạo ra các sản phẩm du lịch được tập trung thực hiện.

“Về lâu dài, Krông Nô đưa chương trình giáo dục về hang động núi lửa cũng như định hướng phát triển du lịch vào trường học để truyền cảm hứng cho các em học sinh có đam mê du lịch ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh, thay đổi nhận thức của người dân đối với du khách khi đến với du lịch huyện Krông Nô”, ông Nguyễn Xuân Danh cho biết.

Có thể bạn quan tâm: Tiêm filler ở Hải Dương - Tiêm filler ở Đà Lạt, Lâm Đồng - Tiêm botox an toàn ở Hà Nội & miền Bắc

Nguồn: https://baodaknong.org.vn/chinh-tri/krong-no-voi-mui-nhon-du-lich-96911.html

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Đắk Nông: 2 cha con xâm phạm chỗ ở của người khác, dùng hung khí ngăn cản công an

Tiếp nhận tin báo về việc 2 cha con xâm phạm chỗ ở của người khác, cơ quan công an đã đến làm việc thì bị nhóm người dùng hung khí ngăn cản. The post Đắk Nông: 2 cha con xâm phạm chỗ ở của người...

Ngày 12-8, Cơ quan CSĐT Công an TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam 2 cha con là Nguyễn Văn Chính (SN 1950) và Nguyễn Mỹ Quyền (SN 1973, cùng trú TP Gia Nghĩa) để điều tra về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

Nguyễn Văn Chính tại cơ quan công an

Kết quả điều tra ban đầu xác đinh khu tập thể liên quan là chỗ ở của công nhân Công ty CP Thống nhất 508 - Chi nhánh Tây Nguyên (gọi tắt là Công ty 508), có địa chỉ tại phường Nghĩa Phú, TP Gia Nghĩa, được xây dựng từ năm 1996.

Tháng 7-2020, 2 cha con ông Chính và các thành viên trong gia đình đến xâm chiếm trái phép khu tập thể này. Trong quá trình chiếm giữ, cha con ông Chính cùng người thân đã nhiều lần có hành vi chửi bới, đe dọa, đuổi công nhân ra khỏi khu tập thể khi họ đang ăn ngủ, sinh hoạt, đồng thời tháo dỡ tôn, vứt đồ đạc của công nhân trong phòng ra ngoài.

Bên cạnh đó, cha con Chính còn dùng khóa, xích sắt để khóa cổng ra vào khu tập thể, cắt nguồn điện sinh hoạt và sản xuất của Công ty 508.

Ngày 8-8, sau khi tiếp nhận tin báo, Công an TP Gia Nghĩa phối hợp với các lực lượng tiến hành khám nghiệm hiện trường thì cha con ông Chính cùng một số người khác đã dùng hung khí ngăn cản lực lượng làm nhiệm vụ. Trong đó, ông Chính dùng dao phát chém dập ngón tay của một người thuộc Công ty 508.

nguồn: Người Lao Động

Đắk Nông: Bất chấp dịch, vẫn tổ chức sinh nhật bằng ma túy

Ngày 12-8, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Võ Đức Thắng (SN 1992) và Lê Ngọc Hân (SN 1998, cùng trú tại huyện Đắk Mil) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Đồng thời củng cố hồ sơ để xử lý những người liên quan về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Công an bắt quả tang nhóm nam nữ đang tụ tập sử dụng ma túy. Ảnh: QM

Trước đó, vào khoảng 1 giờ sáng ngày 25-7, Đội Cảnh sát kinh tế, ma túy và môi trường Công an huyện Đắk Mil đã bắt quả tang Thắng và Hân cùng với một người tên Q. đang có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại một nhà trọ ở thôn Đức Hiệp (xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil).

Tại hiện trường, lực lượng Công an thu giữ 1 viên ma túy tổng hợp dạng nén, một số dụng cụ, đồ vật vẫn còn bám dính ma túy, một loa nhạc, hai đèn nháy...

Qua Test nhanh, cả ba đều dương tính với chất ma túy.

Khám xét khẩn cấp chỗ của Thắng ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh lực lượng công an thu giữ 52 gói ma túy tổng hợp, 42 viên ma túy tổng hợp dạng nén.

Hân tại cơ quan điều tra. Ảnh: QM

Kết quả điều tra ban đầu xác định, vào tháng 6-2021, Thắng thuê nhà trọ ở thôn Đức Hiệp, xã Đức Mạnh để ở và đến ngày 24-7 Hân đến mượn làm địa điểm tổ chức sinh nhật.

Đến 17 giờ cùng ngày Hân cùng vợ và một số người bạn đến tổ chức nấu ăn để làm tiệc sinh nhật. Khi đi Hân mang theo 2 gói ma túy đá dạng khay và 1,5 viên thuốc lắc.

Khoảng 22h cùng ngày tiệc sinh nhật kết thúc, Hân lấy ma túy ra rủ Thắng và Q. sử dụng. Sau đó, Hân, Thắng, Q. sử dụng hết 2 gói ma túy đá và nửa viên thuốc lắc. Đến khoảng 1 giờ sáng ngày 25-7 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ cùng tang vật.

Nguồn: https://plo.vn/bat-chap-dich-van-to-chuc-sinh-nhat-bang-ma-tuy-post642181.html

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Đắk Nông: Bắt khẩn cấp nam thanh niên, lừa bé gái đi ‘ship’ mì tôm rồi hiếp dâm

Sau khi giả vờ nhờ bé gái hơn 16 tuổi đi “ship” mì tôm đến nhà, Nguyễn Viết Xuân đã tìm cách khống chế bé gái này nhằm thực hiện hành vi đồi bại với nạn nhân.

Ngày 11/8, một lãnh đạo VKSND huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã phê chuẩn lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Viết Xuân (SN 1992, trú tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) để điều tra về tội “Hiếp dâm” được quy định tại Điều 141 BLHS.

Nạn nhân là cháu A. (16 tuổi 6 tháng, trú cùng xã, tên nạn nhân đã được thay đổi).

Theo điều tra ban đầu, Xuân (đăng ký hộ khẩu thường trú ở thôn 5, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) từng có 1 tiền sự về hành vi đánh người gây thương tích. Năm 2014, Xuân chuyển đến làm thuê và ở ngay trong khu tập thể của một cửa hàng vật liệu xây dựng tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong. Tại đây, Xuân làm quen và tỏ tình yêu đương với cháu A. nhưng không được chấp nhận.

Khoảng 21h ngày 5/8, sau khi đã uống rượu, Xuân nảy sinh ý định muốn quan hệ tình dục với cháu A. Theo đó, Xuân nhắn tin giả vờ mua gói mì tôm để ăn tối và nhờ cháu A. “ship” tới (gia đình cháu A. buôn bán tạp hóa).

Khoảng 10 phút sau, cháu A. đến chỗ Xuân để giao mì tôm. Lúc này, Xuân rủ cháu A. vào phòng nói chuyện nhưng bé gái này không đồng ý. Sau đó, Xuân tìm mọi cách khống chế cháu A. đưa vào phòng ngủ để thực hiện hành vi giao cấu.

Trong lúc Xuân đang thực hiện hành vi đồi bại thì mẹ của cháu A. gọi điện thoại đến nên đối tượng bỏ cuộc để cho nạn nhân ra về. Khi về đến nhà, cháu A. đã kể lại sự việc cho mẹ nghe.

Ngay sau đó, gia đình cháu A. đã đến Công an xã Đắk Som trình báo việc làm của Xuân. Sau khi tiếp nhận, Công an xã Đắk Som báo cáo Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Glong giải quyết theo thẩm quyền./.

Nguồn: https://baovephapluat.vn/phong-chong-toi-pham-xam-hai-tre-em/bat-khan-cap-nam-thanh-nien-lua-be-gai-di-ship-mi-tom-roi-hiep-dam-110361.html

Tây Nguyên: Nghịch lý sầu riêng, rớt giá tại vườn – đắt đỏ ở chợ

Những ngày này, thị trường sầu riêng đang diễn ra nghịch lý, số lượng hàng hóa trong dân còn rất nhiều, mất giá, nhưng tại các đại lý, sạp trái cây bán lẻ lại thiếu, có mức cao ngất ngưởng, thậm chí cao gấp đôi, gấp ba so với giá đầu vào. Nguyên nhân tại COVID-19, nhà vườn phụ thuộc thương lái thu mua, cước phí vận chuyển, nhưng cũng còn lý do khác do chất lượng sản phẩm, thiếu liên kết tiêu thụ..

Giá cả sầu riêng đang bán trên thị trường nơi cao, nơi thấp tùy thuộc vào đơn vị thu mua, vùng sản xuất sầu riêng, chất lượng sản phẩm... Ảnh: P.T

Giá giảm và khó tiêu thụ

Hiện nay, người nông dân ở tỉnh Đắk Nông đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng. Các loại sầu riêng được trồng chủ yếu là sầu riêng hạt truyền thống, sầu riêng Ri6, sầu riêng Moonthong Thái…

Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên tâm lý người dân cứ có sầu riêng già là cắt đi bán chứ không dám chờ lâu vì thị trường đã bị thu hẹp. Bởi hầu hết người dân không có kho đông lạnh, không có cách nào bảo quản được sản phẩm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Tuy Đức, Đắk Nông đang có khoảng 300ha sầu riêng bước vào vụ thu hoạch với sản lượng ước tính 435 tấn.

Chia sẻ về cây sầu riêng, một cán bộ ngành Nông nghiệp huyện Tuy Đức cho biết, các loại sầu riêng hạt, sầu riêng Ri6, sầu riêng Moonthong Thái… đều đã giảm giá mạnh và sức tiêu thụ không lớn như mọi năm.

“Sầu riêng không phải là mặt hàng thiết yếu, ăn cũng được không ăn cũng chẳng sao. Cho nên, trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn như thế này thì người dân sẽ tiết kiệm chi tiêu, hơn nữa việc lưu thông hàng hóa cũng không thuận lợi. Cho nên các mặt hàng không thiết yếu như sầu riêng, bơ bị rớt giá và khó bán trên thị trường cũng là điều tất yếu”- vị cán bộ này phân tích.

Anh Mai Văn Yên, một hộ sản xuất sầu riêng quy mô lớn ở huyện Tuy Đức cho biết, vườn sầu riêng Moonthong Thái của gia đình năm nay ước tính thu về hơn 100 tấn. Do vườn cây của gia đình có quy mô lớn, sản lượng ổn định nên việc vấn đề đầu ra dễ dàng hơn những vườn sầu riêng nhỏ lẻ do thương lái tiết kiệm được nhiều chi phí, không trải qua nhiều khâu trung gian.

Hiện nay, gia đình anh Yên đã chốt bán cho các thương lái với giá tốt 45.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức thu nhập này đã giảm đi 10% so với mọi năm. Theo anh Yên, các vườn sầu riêng Moonthong Thái nhỏ lẻ trong vùng đang được các thương lái thu mua với mức giá dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg, thấp hơn 30-40% so với mọi năm.

Anh Huỳnh Nhật Trường, một hộ dân ở huyện Đắk R’lấp vừa cắt bán hơn 5 tấn sầu riêng Ri6 và Moonthong Thái. Anh Trường cho biết, đối với sầu riêng Ri6 thì giá cả giảm mạnh từ 40.000-50.000 đồng năm trước nay chỉ còn 20.000-25.000 đồng/kg. Đối với sầu riêng Moonthong cũng đã giảm khoảng 30-40% so với mọi năm, nay thương lái ở địa phương thu mua với giá 30.000-35.000 đồng/kg.

Trao đổi về giá cả sầu riêng, ông Cao Đức Nguyên - Phó Phòng NNPTNT huyện Đắk Mil - cho biết, người dân nơi đây đang bước vào vụ thu hoạch sầu riêng hạt (giống sầu riêng địa phương) với diện tích hơn 300ha.

Tuy nhiên, giá sầu riêng hạt cũng đã giảm xuống khoảng 50% so với năm ngoái. Năm trước sầu riêng hạt có giá bán 20.000-25.000 đồng/kg nay chỉ còn khoảng từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Trong thời kỳ dịch bệnh thì xe cộ vận chuyển đi các tỉnh phía Nam, phía Bắc gặp nhiều khó khăn nên đầu ra của sầu riêng cũng bị hạn chế.

Đầu vào thấp đầu ra cao

Theo ông Nguyễn Xuân Thọ, chủ một đại lý thu mua sầu riêng tại huyện Đắk Mil, hiện nay sầu riêng vẫn đang tiêu thụ được. Thế nhưng, giá cước vận chuyển “đội” lên rất cao. Do đó, đại lý như ông buộc phải giảm giá thu mua trong nhân dân để tránh thua lỗ.

Hiện nay, ngày nào trong kho đông lạnh của gia đình cũng trữ đầy 50 tấn sầu riêng múi (tương đương cả nghìn tấn sầu riêng trái). Giá đầu vào gia đình tôi đang thu mua ở địa phương khá thấp, sầu riêng truyền thống chỉ 5.000 -12.000 đồng/kg; sầu riêng Ri6 giảm xuống còn 17.000-20.000 đồng/kg; sầu riêng Moonthong Thái còn khoảng 30.000-32.000 đồng/kg.

Thế nhưng, ghi nhận tại các chợ trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), chợ Gia Nghĩa (Đắk Nông) thì giá sầu riêng mà các cửa hàng, sạp trái cây vẫn bán 45.000 - 60.000 đồng/kg sầu riêng Ri6 và Moonthong Thái. Mức giá này cao gấp đôi so với giá thương lái thu mua tại vườn người dân.

Lý giải về việc giá sầu riêng bán lẻ trên thị trường cao chị Đinh Thị Phương - một thương lái thu mua trái cây lớn ở tỉnh Đắk Nông - phân tích, việc giá bán lẻ sầu riêng cao là điều dễ hiểu. Bởi chúng tôi là đơn vị thu mua trực tiếp trong nhân dân. Khi thu mua, hầu hết chúng tôi chỉ thu trái sầu riêng xanh già nên khi trái sầu riêng chín sẽ giảm trọng lượng, thiệt hại mất 5.000 đồng/kg.

Mặt khác, sau khi loại bỏ các quả hư chúng tôi sẽ vận chuyển bỏ hàng cho các đại lý tiêu thụ và sẽ tính thêm chi phí vận chuyển, công cán… Khi sầu riêng về đến các đại lý bán lẻ sẽ tính toán chi phí mặt bằng, nhân công, tiền ship hàng.

“Trong mùa dịch từ việc đi lại thu mua sầu riêng, cước vận chuyển... đều gặp nhiều khó khăn. Do đó, giá bán lẻ sầu riêng Moonthong Thái, sầu riêng Ri6, sầu riêng hạt truyền thống cao gấp đôi, gấp ba thời điểm thương lái mua từ vườn dân là hết sức bình thường. Mặc dù giá sầu riêng trên thị trường vẫn cao nhưng lợi nhuận này không nằm nhiều trong tay người sản xuất”-chị Phương khẳng định.

Theo cơ quan chức năng, bên cạnh một số diện tích đã được thu hoạch xong, toàn tỉnh Đắk Nông ước tính còn khoảng 12.000-14.000 tấn sầu riêng đang bước vào thời kỳ thu hoạch.

Hiện nay, các địa phương đang rà soát, khảo sát số lượng cụ thể để liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh thị trường tiêu thụ bị thu hẹp bởi dịch COVID-19. Còn về mặt giá cả biến động nơi cao, nơi thấp tùy thuộc vào từng thương lái thu mua; chất lượng, số lượng sầu riêng; đầu ra cho sản phẩm...

Nguồn: https://laodong.vn/kinh-doanh/nghich-ly-sau-rieng-rot-gia-tai-vuon-dat-do-o-cho-940380.ldo

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Đắk Nông: Giám đốc Trung tâm Viễn thông bị khởi tố vì tham ô tài sản

Tối ngày 9/8, Giám đốc Trung tâm Viễn thông huyện Đắk Mil Nguyễn Thanh Tùng (SN 1976), đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị...

from Tin Tây Nguyên https://ift.tt/37skhaN
Bài viết được thu thập tự động bằng phần mềm từ trang tintaynguyen.com, với các từ khóa: tin tức Đắk Nông Gia Nghĩa, du lịch Đắk Nông Gia Nghĩa

Thứ Hai, 9 tháng 8, 2021

Đắk Nông: Khai thác trái phép đá bazan, hai đối tượng bị phạt hơn 1 tỷ đồng

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông quyết định phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ông Nguyễn Xuân Thanh và ông Huỳnh Văn Nguyên do khai thác đá bazan làm vật liệu xây dựng khi không có giấy phép. The post Đắk...

from Tin Tây Nguyên https://ift.tt/3fLrg32
Bài viết được thu thập tự động bằng phần mềm từ trang tintaynguyen.com, với các từ khóa: tin tức Đắk Nông Gia Nghĩa, du lịch Đắk Nông Gia Nghĩa